11 cách giảm đau khi mọc răng khôn hiệu quả tại nhà
Vì sao mọc răng khôn gây đau?
Răng khôn là chiếc răng cuối cùng mọc lên trên cung hàm. Khác với răng thông thường, răng khôn mọc khi xương hàm đã hình thành chắc chắn nên việc mọc nhú lên sẽ diễn ra chậm và kéo dài trong độ tuổi khoảng 17-25, thậm chí có người mọc sớm hay muộn hơn, một số còn không mọc răng khôn đến suốt đời.
Chính vì vậy, mỗi khi răng khôn nhú lên sẽ làm sưng nướu, khiến việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Nếu may mắn, răng khôn sẽ mọc thẳng đúng vị trí và không làm ảnh hưởng đến răng chung quanh, bạn chỉ cảm thấy hơi sưng đau một chút. Tuy nhiên, các trường hợp răng mọc lệch, mọc ngầm, đâm vào các răng khác sẽ khiến cơn đau nhức trở nên dữ dội và khó chịu, bạn có thể bị sốt hoặc nhức đầu.
Răng khôn có thể mất khoảng ba tháng để mọc, nhưng chúng thường mọc cách nhau một khoảng thời gian, hoặc do không thể tách lợi nhô lên nên cứ một tháng bạn lại phải đối mặt với cơn đau. Các cơn đau khi mọc răng khôn chỉ chấm dứt khi răng đã mọc xong, do đó, nhiều người tìm đến biện pháp nhổ răng khôn, đặc biệt là khi răng khôn mọc lệch gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Nếu bạn bị đau dữ dội, hoặc đau đầu thường xuyên, nước bọt có nhiều máu hoặc cảm thấy áp xe đang phát triển bên dưới nướu răng, bạn cần đến nha sĩ ngay lập tức để tìm cách giảm đau răng khôn hoặc nhổ răng khôn.
Cách giảm đau khi mọc răng khôn
Khi xuất hiện các cơn đau mọc răng khôn, bạn hãy đến phòng khám để được bác sĩ kiểm tra và xét nghiệm. Nếu răng bạn mọc thẳng, đúng vị trí, thì bạn có thể dùng thuốc giảm đau, chống viêm theo hướng dẫn của bác sĩ. Sau đây là 11 cách giảm đau khi mọc răng khôn mà bạn có thể áp dụng:
Muối
Bạn rửa sạch nướu răng bằng nước ấm hòa tan với muối, giúp nướu răng của bạn khỏe mạnh hơn vì tiêu diệt được các vi khuẩn có hại.
Lá bạc hà
Lá bạc hà có thể làm dịu cơn đau và giảm viêm. Bạn thấm ít chiết xuất bạc hầ vào bông gòn, rồi áp lên nướu răng để giảm cơn đau hoặc đắp trực tiếp trên răng. Bạn cũng có thể dùng trà bạc hà nguội để súc miệng.
Dầu đinh hương
Đinh hương là một vị thuốc giảm đau, chống lại vi khuẩn phát triển trong miệng. Bạn có thể sử dụng dầu đinh hương để nhỏ trực tiếp vào hốc răng.
Nha đam
Nha đam có đặc tính làm mát và giảm viêm. Bạn hãy thoa gel nha đam vào vị trí nướu bị sưng lên. Nha đam làm mát khu vực đau và giúp bạn giảm đau tạm thời.
Tinh dầu tràm trà
Tình dầu tràm trà là một tác nhân kháng khuẩn mạnh mẽ đã được chứng minh để tiêu diệt vi khuẩn trong miệng. Bạn có thể pha loãng dầu tràm trà với dầu dừa và bôi vào khu vực nướu bị viêm để tiêu diệt vi khuẩn. Nhớ không nuốt dầu tràm. Để đảm bảo, bạn hãy súc miệng thật sạch với nước ngay sau khi sử dụng cách này.
Hỗn hợp gừng và tỏi
Tỏi nghiền được xem là một trong những tác nhân kháng bệnh hiệu quả nhất khi mầm bệnh hay vi khuẩn xâm nhập và gây viêm đường nướu. Bạn nghiền nát tỏi, thêm ít gừng tươi thái nhỏ rồi ép thành một miếng dán và đặt vào nướu răng của bạn. Cách giảm đau này hiệu quả và an toàn.
Tinh bột nghệ
Bạn đắp nghệ trực tiếp lên vùng nướu bị viêm vì loại dược liệu này rất lành tính. Ngoài ra, súc miệng bằng nướuc đã đun sôi với 5g tinh bột nghệ và 2g đinh hương cũng là một cách giảm đau hiệu quả.
Liệu pháp nhiệt
Áp túi đá lạnh hoặc chườm nóng khu vực bị ảnh hưởng trong 15 phút và sau đó nghỉ khoảng 15 phút trước khi chườm lại. Bạn có thể thay phiên áp dụng hai liệu pháp trên xen kẽ trong ngày, nhưng nên nhớ là kết thúc bằng liệu pháp chườm lạnh.
Tinh dầu kinh giới
Dầu kinh giới, còn gọi là dầu oregano, được là một vị thuốc có thể làm giảm đau, sưng và viêm. Dầu kinh giới có dược tính rất mạnh, vì vậy bạn phải pha loãng đúng cách. Pha loãng một giọt dầu oregano vào 1 muỗng cà phê dầu nền thiên nhiên. Sau đó, bạn thoa vào răng hoặc nướu răng. Thực hiện 2 lần/ ngày.
Tinh dầu cỏ xạ hương
Cỏ xạ hương thường được dùng để giảm đau, viêm, sốt và điều trị đau khi mọc răng khôn. Một nghiên cứu năm 2015 trên chuột cho thấy sử dụng chiết xuất cỏ xạ hương có thể hỗ trợ điều trị giảm đau và kháng viêm an toàn cho con người. Bạn pha loãng vài giọt tinh dầu cỏ xạ hương vào dầu nền, sau đó thoa vào răng và nướu. Thực hiện vài lần mỗi ngày.
Tinh dầu hoa oải hương
Bạn pha một giọt dầu oải hương vào 1 muỗng cà phê dầu nền và thoa lên chỗ đau. Đơn giản hơn, bạn có thể thêm hai giọt dầu oải hương vào một cốc nước ấm để làm nước súc miệng 3 lần/ ngày.