166 Đồng Văn Cống, P.Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp.HCM (Gần chung cư The Vista Verdes)

Các bệnh về răng miệng chưa bao là điều dễ chịu nhưng hầu hết chúng đều có thể được ngăn ngừa một cách dễ dàng. Đánh răng hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa, ăn uống đúng cách và kiểm tra răng miệng thường xuyên là những bước cần thiết để ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng.

Thêm vào đó, việc tìm hiểu các bệnh răng miệng phổ biến và nguyên nhân của chúng cũng khá cần thiết.

1.  Đau răng

đau răng

Đau răng nằm trong danh sách các bệnh về răng phổ biến. Nếu bạn không thể sớm đến gặp nha sĩ, hãy cố gắng súc miệng bằng nước ấm, làm sạch thức ăn dư thừa bên trong kẽ răng và uống thuốc giảm đau để hạn chế cơn khó chịu.

Nếu nhận thấy phần nướu có những nốt sưng tấy hoặc mủ quanh chân răng và thậm chí đi kèm với sốt, bạn có thể đã bị áp xe răng – một vấn đề nghiêm trọng cần được chữa trị kịp thời. Bạn sẽ cần dùng đến kháng sinh cùng những biện pháp khác để cải thiện tình trạng. 

2.  Răng ố màu

răng ố màu

Răng giống như một chiếc áo trắng và có thể bị đổi màu do những nguyên nhân khác nhau như: thực phẩm, thuốc lá, thuốc trị bệnh hoặc chấn thương.

3 biện pháp giúp cải thiện tình trạng này bao gồm: 

  • Sử dụng chất làm trắng hoặc ánh sáng.
  • Tẩy trắng răng tại nhà bằng khay ngậm răng hoặc gel
  • Dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chức năng tẩy trắng.

3.  Sâu răng

sâu răng

Những lỗ nhỏ trên răng có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng sâu răng. Sâu răng hình thành khi vi khuẩn, mảng bám tích tụ trên răng và từ từ phá hủy lớp men răng. Những người ở độ tuổi trưởng thành cũng có thể gặp vấn đề với sâu răng ở đường viền nướu và xung quanh các cạnh trám trước đó.

Để ngăn ngừa bệnh này, hãy đánh răng ít nhất 2 lần một ngày bằng kem đánh răng có chứa flour, hạn chế ăn vặt, dùng chỉ nha khoa đều đặn và đến gặp nha sĩ định kỳ. 

4.  Răng bị mẻ

răng bị mẻ

Răng bị mẻ thuộc danh sách những chấn thương răng phổ biến và dễ gặp nhất. Bạn có thể dễ dàng bị mẻ răng chỉ vì những hành động khá đơn giản, chẳng hạn như nhai bỏng ngô, ăn mía... Nha sĩ sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để khôi phục lại hình dáng của răng như trám, bọc răng sứ

5.  Răng bị nứt

răng bị nứt

Đôi khi, răng bị nứt nhưng bạn không biết vì sao. Tùy thuộc vào tình trạng của trăng mà nha sĩ sẽ cân nhắc các biện pháp khắc phục. Hầu hết các trường hợp đều được khuyên nên làm mão răng để ngăn chặn vết nứt lan sâu và rộng. 

Nếu bạn có răng nhạy cảm với nhiệt độ thì tình trạng sẽ phức tạp hơn. Khi vết nứt lan rộng đến đường nướu, nha sĩ có thể thực hiện điều trị tủy răng và bọc răng sứ. Trường hợp vết nứt sâu, bạn sẽ cần phải nhổ răng. Việc trám răng đôi lúc làm tăng nguy cơ khiến vết nứt rộng thêm. 

6. Răng khôn mọc lệch

răng khôn

Hầu hết mọi người đều có một chiếc răng khôn phát triển không đúng cách. Nếu không điều trị, răng khôn dễ dàng tác động đến những chiếc răng kề bên, gây nên tình trạng sâu răng, hỏng răng và bệnh viêm nướu.

Răng khôn mọc lệch thường gây ra những cơn đau nhức nhối, khó chịu. Do đó nếu nha sĩ xác định những bất ổn, bạn sẽ cần phải nhổ răng để loại bỏ chiếc răng khôn đó. 

7.  Nhạy cảm với độ lạnh

răng nhạy cảm

Với đa phần chúng ta những que kem là món quà vặt mát lạnh, ngon lành với một số người chúng lại là cơn ác mộng. Tuy nhiên, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao răng bị ê buốt những lúc tiếp xúc với đồ ăn, thức uống có nhiệt độ thấp.

Đó có thể là sâu răng, mòn răng, răng vỡ, lộ tủy… Một khi nha sĩ xác định được lí do, tùy thuộc vào tình trạng mà tiến hành các biện pháp cải thiện, chúng bao gồm trám răng, điều trị tủy hoặc đơn giản hơn là dùng kem đánh răng.

8. Quá nhiều răng

răng mọc quá nhiều

Thông thường, một người trưởng thành thường sẽ có từ 28 - 32 chiếc răng. Tuy nhiên, trong trường hợp hiếm gặp, một số người sẽ mọc thừa răng, đây gọi là bệnh Hyperdontia.

Người mắc phải bệnh này cũng gặp thêm những tình trạng khác, chẳng hạn như hở hàm ếch hoặc hội chứng Gardner (hình thành khối u nhưng không phải ung thư). Phương pháp điều trị cho chứng bệnh này là nhổ răng và chỉnh nha để khôi phục lại nét thẩm mỹ. 

9. Răng khấp khểnh

răng khấp khênh

Phương pháp chỉnh nha hoặc niềng răng không phải chỉ dành cho trẻ nhỏ mà bạn vẫn có thể áp dụng nếu như có vấn đề cần xử lý. Việc kéo các răng sao cho đều không chỉ giúp bạn có nụ cười đẹp hơn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe răng miệng nói chung và giảm các triệu như đau hàm nói riêng. 

10. Răng thưa

răng thỏ

Răng thưa sẽ tạo điều kiện cho tình trạng viêm nướu phát triển, chảy máu lợi, răng dễ lung lay... Để cải thiện, bác sĩ sẽ áp dụng những hình thức như niềng răng, dán mặt sứ hoặc bọc răng sứ. 

Tìm hiểu thêm: Răng cửa bị thưa có trám được không?

11. Các vấn đề về nướu

nướu chảy máu

Nướu của bạn có dễ chảy máu không? Chúng có đang sưng và cảm giác như dần tách ra khỏi răng? Nếu câu trả lời là có thì nhiều khả năng bạn đang rơi vào tình trạng viêm nướu rồi đấy. Đây là tình trạng mảng bám, vi khuẩn tích tụ dưới đường chân nướu và gây ra hiện tượng viêm nhiễm. 

Nếu không được điều trị, tình trạng này có thể sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến xương và răng, khiến chúng dịch chuyển hoặc trở nên lỏng lẻo. Điều này có thể làm cho hành động nhai, nói trở nên khó khăn hơn rất nhiều.

Để tránh bệnh viêm nướu, bạn hãy chú ý dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày kết hợp với làm sạch răng và khoang miệng bằng nước súc miệng và chải răng. Ngoài ra, nên đến gặp nha sĩ định kỳ nhằm kiểm tra sức khỏe răng miệng và phát hiện kịp thời vấn đề bất ổn nếu có. 

12. Nghiến răng

nghiến răng khi ngủ

Hiện tượng nghiến răng có thể do nhiều nguyên nhân gây ra chẳng hạn như stress, răng mọc lệch, vấn đề về giấc ngủ... Thói quen vô thức này có thể khiến bạn đau đầu, đau hàm, mòn răng hoặc thậm chí là bị rụng răng.

Nếu thường xuyên nghiến răng khi ngủ, hãy tìm đến nha sĩ để được tư vấn về dụng cụ đeo miệng thích hợp. Trong trường hợp bạn chỉ nghiến răng vào ban ngày, hãy thử thiền, tập thể dục hoặc những biện pháp giúp kiểm soát căng thẳng khác.

13. Răng quá khít

răng quá khít

Tình trạng răng quá sát nhau đôi khi là một điểm trừ lớn bởi lông bàn chải sẽ không thể chạm đến các kẽ răng và làm sạch mảng bám, thức ăn thừa còn sót lại. Điều này cũng khiến bạn dễ mắc phải tình trạng sâu răng nếu như ít chú ý đến vấn đề vệ sinh răng miệng ở những khu vực răng khít.

Do đó, hãy tìm mua những loại chỉ nha khoa có kích thước mỏng hoặc tăm nước bởi chúng thường dễ dàng len lỏi vào các ngóc ngách của răng và giúp bạn làm sạch răng hiệu quả hơn. 

14. Mất răng vĩnh viễn

Một số trường hợp gặp phải tình trạng thiếu răng bẩm sinh, do đó gây mất thẩm mỹ khuôn mặt và làm lệch khớp cắn.

Bạn cũng có thể mất răng vĩnh viễn do tai nạn hoặc buộc phải nhổ khi điều trị tủy răng. Đối với trường hợp này, bạn nên cân nhắc thực hiện trồng răng implant hoặc làm cầu răng sứ để phục hình hàm răng.

15. Một số vấn đề khác 

loét miệng

Bên cạnh các tình trạng được liệt kê, bạn có thể đối mặt với một vài bệnh nha chu khác, bao gồm: 

  • Bệnh nướu răng: Viêm nướu có thể dẫn đến răng bị hỏng hoàn toàn, áp xe răng và những tình trạng nghiêm trọng khác khác. Nếu cảm thấy hơi thở có mùi, bạn nên đến gặp nha sĩ để được chẩn đoán cũng như điều trị kịp thời.
  • Loét miệng: Mặc dù không hoàn toàn là các bệnh về răng nhưng những vết loét miệng nhỏ có thể xuất hiện nếu như bạn vệ sinh răng miệng kém, gặp stress hoặc ăn nhiều đồ cay nóng. Để cải thiện tình trạng, hãy súc miệng bằng nước muối để làm sạch cũng như giảm đau.

Nguồn tham khảo

15 Tooth Problems.
https://www.webmd.com/oral-health/ss/slideshow-tooth-problems
What Are the Most Common Dental Problems? .
https://www.verywellhealth.com/top-common-dental-problems-1059461
What 10 Common Mouth Issues Really Look Like .
https://www.mouthhealthy.org/en/what-dental-issues-look-like