166 Đồng Văn Cống, P.Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp.HCM (Gần chung cư The Vista Verdes)

Một số người đeo niềng răng có thể gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Bỏ túi một vài cách chăm sóc răng khi niềng như sau sẽ giúp bạn dễ dàng giải quyết vấn đề này. 

Niềng răng là thủ thuật chỉnh nha vô cùng phổ biến với khả năng đem lại hàm răng đều, đẹp cho những người đang gặp vấn đề với răng mọc lệch, hô, móm… Tuy nhiên, ít ai biết rằng những khí cụ dùng trong phương pháp này như dây cung, mắc cài… lại có thể vô tình gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng, đồng thời tạo cơ hội cho các mẩu vụn thức ăn cũng như vi khuẩn bám lại trên răng và hình thành mảng bám. Từ đó, hàng loạt vấn đề sức khỏe răng miệng có thể phát sinh như hơi thở bốc mùi, viêm nướu hay tệ hơn là viêm nha chu và sâu răng. 

Chính vì vậy, học cách chăm sóc răng khi niềng là điều cần thiết nếu bạn muốn sở hữu nụ cười tự tin, rạng rỡ với hàm răng chắc khỏe và thẳng hàng.

Mách bạn cách chăm sóc răng khi niềng đơn giản mà hiệu quả

Bên cạnh việc áp dụng những cách chăm sóc răng khi niềng thường được khuyến nghị như dùng kem đánh răng hoặc nư

ớc súc miệng chứa fluoride, sử dụng máy tăm nước để hỗ trợ loại bỏ vụn thức ăn thừa kẹt lại ở những vị trí khó tiếp cận… người đang đeo niềng răng còn cần đặc biệt chú trọng các vấn dưới đây khi thực hiện vệ sinh răng miệng trong giai đoạn này, bao gồm: 

Lựa chọn bàn chải phù hợp

lựa chọn bàn chải phù hợp khi niềng răng

Các nha sĩ thường khuyến khích mọi người nên chọn dùng bàn chải đánh răng đầu nhỏ và lông mềm khi đang đeo niềng răng. Điều này giúp họ dễ dàng vệ sinh các góc, kẽ nhỏ mà không cần phải lo lắng đến vấn đề tổn thương nướu. Đôi khi, bác sĩ thực hiện quá trình niềng răng cho bạn cũng có thể cung cấp loại bàn chải chuyên dụng trong trường hợp này. 

Ngoài ra, bạn cũng đừng quên đổi bàn chải mỗi ba tháng một lần nhé. 

Cách đánh răng khi đang đeo niềng

cách đánh răng khi niềng răng

Quy trình đánh răng khi niềng cũng tương tự quy trình chải răng thông thường. Tuy nhiên, sự hiện diện của các khí cụ sẽ làm công đoạn vệ sinh răng phức tạp hơn nên bạn sẽ cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Súc miệng với nước sạch trước khi đánh răng nhằm mục đích hỗ trợ loại bỏ phần nào những vụn thức ăn đang kẹt trên mắc cài hoặc dây cung
  • Đảm bảo toàn bộ răng đều được chăm sóc, đặc biệt là:
    • Khu vực ngay đường viền nướu
    • Bên trên và dưới dây cung, mắc cài
    • Kẽ răng và mặt trong của răng
  • Thao tác đánh răng nhẹ nhàng, chậm rãi, tránh làm tổn thương nướu gây chảy máu hoặc làm bung mắc cài

Ngoài ra, thông thường, tần suất đánh răng là hai lần một ngày. Tuy nhiên, khi niềng răng, bạn sẽ cần tăng số lần vệ sinh răng miệng lên năm lần mỗi ngày, bao gồm sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ và sau mỗi bữa ăn. Đặc biệt, nếu bạn có dùng bữa phụ, đừng quên vệ sinh răng sau khi ăn nhé. Điều này có thể giúp giảm thiểu rủi ro hình thành vôi răng (mảng bám) ít nhất có thể.  

Sử dụng chỉ nha khoa đúng cách

Ở người đang đeo niềng răng, chỉ nha khoa không chỉ giúp nhẹ nhàng làm sạch kẽ răng mà còn có thể lấy đi các vụn thức ăn bám trên mắc cài. 

dùng chỉ nha khoa khi niềng răng

Phương pháp này có thể tiến hành theo từng bước như sau: 

  • Cắt một đoạn chỉ nha khoa với độ dài vừa phải và luồn chỉ ra sau dây cung. Bạn có thể dùng kim may để hỗ trợ bước luồn chỉ.
  • Đặt chỉ vào kẽ răng và nhẹ nhàng di chuyển lên xuống để làm sạch khu vực này

Lưu ý: không dùng lực quá mạnh, tránh để chỉ cọ xát với nướu gây tổn thương, chảy máu

  • Uốn cong sợi chỉ thành hình chữ C bao lấy thân răng. Nhẹ nhàng điều khiển sợi chỉ di chuyển để làm sạch đường viền nướu cũng như bề mặt thân răng, bao gồm cả khu vực xung quanh mắc cài

Chú ý: thao tác chậm rãi, nhẹ nhàng nhằm hạn chế rủi ro bung mắc cài

Người đang niềng răng không nên ăn gì?

Lưu ý những thực phẩm nên và không nên ăn cũng là một cách chăm sóc răng khi niềng. Thực tế, người đang đeo niềng răng vẫn có thể ăn hầu hết các loại thực phẩm thông thường, chỉ cần đảm bảo chúng được cắt nhỏ và nấu nhừ để hạn chế răng phải hoạt động nhiều.

Mặc dù vậy, bạn vẫn sẽ cần chú ý tránh xa một số món ăn hoặc thực phẩm dưới đây có nguy cơ làm lỏng khung niềng hoặc bung mắc cài. Chúng bao gồm:

  • Sing gum (kẹo cao su)
  • Các loại trái cây như táo, lê, mận… để nguyên trái
  • Bánh mì vỏ giòn hoặc bánh bích quy cứng
  • Những món dễ dính vào răng (caramen, mạch nha…)

Làm gì khi dây cung hoặc mắc cài niềng răng bị bung?

Tốc độ dịch chuyển răng đến vị trí mới cũng như hiệu quả của quá trình niềng răng sẽ giảm đi đáng kể nếu mắc cài và dây cung bị bung, tuột. Do đó, nếu bạn rơi vào tình trạng trên, hãy mau chóng tìm gặp nha sĩ đã thực hiện thủ thuật chỉnh nha này cho bạn để được kiểm tra và gắn lại mắc cài. 

mắc cài bị bung nên làm gì

Đồng thời, dựa theo mức độ tiến triển của quá trình niềng răng tại thời điểm này, bác sĩ cũng có thể điều chỉnh lại lực siết phù hợp hơn, tránh gây tác động tiêu cực đến sự dịch chuyển của răng. 

Như vậy, có thể thấy cách chăm sóc răng khi niềng góp phần không nhỏ trong việc đảm bảo hiệu quả của thủ thuật chỉnh nha này, đồng thời hỗ trợ ngăn chặn các bệnh về răng, lợi phát sinh. Bên cạnh đó, đừng quên cẩn thận với những món bạn ăn và sớm đến gặp nha sĩ nếu mắc cài hoặc dây cung chẳng may bung ra nhé.

Xem thêm: Niềng răng mất bao lâu để răng đều và đẹp?