Cấy ghép Implant? Những điều bạn nên biết
Bạn có kế hoạch điều trị nha khoa sắp tới và đang tự hỏi điều gì sẽ xảy ra khi bạn cấy ghép implant? Hôm nay, chúng ta sẽ xem xét lý do tại sao bệnh nhân có thể cần cấy ghép implant, những gì họ có thể mong đợi trong quá trình này và cách chăm sóc sức khỏe răng miệng của họ trong tương lai ?
Bất kỳ loại thủ thuật nha khoa nào cũng khiến bạn tưởng tượng ra rằng nó có thể là quá trình khó khăn. Mọi người tự nhiên lo lắng về các chuyến thăm khám nha sĩ, đặc biệt là khi liên quan đến phẫu thuật. May mắn thay, các biến chứng trong phẫu thuật cấy ghép răng rất hiếm khi xảy ra. Nếu được thực hiện một cách chuyên nghiệp và cẩn thận, nó có thể đảm bảo sức khỏe cho nụ cười của bạn trong nhiều năm tới.
Tại Nha khoa Hoa Hồng Phương Đông, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và giàu kinh nghiệm của chúng tôi đặt sức khỏe và sự thoải mái của tất cả bệnh nhân lên ưu tiên hàng đầu. Bạn và gia đình có thể yên tâm khi biết rằng chúng tôi sẽ chỉ sử dụng thiết bị và công nghệ mới và tốt nhất cho điều trị của bạn.
Khi nào thì nên cấy ghép răng?
Implant nha khoa, đôi khi được gọi là cấy ghép endosseous, là một loại phẫu thuật đưa 1 trụ kim loại Titanium vào miệng để nó kết nối với xương hàm hoặc hộp sọ. Sau đó, trụ này có thể sử dụng như một mỏ neo , như một trụ cầu chịu lực cho phục hình nha khoa bao gồm mão răng, cầu răng, hàm giả tháo lắp. Về cơ bản, đây là một phương án lâu dài, an toàn, tốt hơn so với làm hàm tháo lắp hoặc cầu răng.
Vậy ai được lợi khi trồng răng? Cấy ghép răng là một lựa chọn khả thi cho những bệnh nhân bị mất một hoặc nhiều răng. Có lẽ nha sĩ của bạn đã đề nghị bạn đi làm hàm tháo lắp hoặc cầu răng. Tuy nhiên cấy ghép có thể là một phương pháp tốt nhất. Hoặc có thể bạn phải nhổ bỏ răng do tai nạn hoặc vì lý do nào đó và tự hỏi điều gì sẽ xảy ra với răng miệng của mình sau này.
Nếu bạn muốn cấy ghép răng, có một số thứ bạn cần kiểm tra trước. Trước hết, xương hàm của bạn cần phải đủ xương. Cấy ghép răng không phải là một lựa chọn khả thi cho trẻ em. Nha sĩ của bạn cũng sẽ cần chụp phim CT scan 3 D kiểm tra xem bạn có đủ diện tích xương để đặt cấy ghép hay không (hoặc có thể tiến hành ghép xương). Bạn cũng cần có mô miệng khỏe mạnh và sức khỏe toàn thân tốt để không bị bất kỳ vấn đề gì có thể ngăn xương của bạn lành thương.
Nếu bạn đáp ứng tất cả các điều kiện này, thì bạn có thể an toàn để cấy ghép răng.
Nên xem: 6 lý do chính bạn nên chọn cấy ghép nha khoa
Quy trình trồng răng bao gồm những gì?
Phẫu thuật cấy ghép răng dựa trên một quá trình sinh học được gọi là quá trình tích hợp răng. Điều này cho phép các vật liệu hiện đại như titan được tích hợp với xương, để có thể gắn một bộ phận phục hình răng. Mặc dù thủ thuật này nghe có vẻ khó khăn nhưng nó thường ít đau và ít xâm lấn hơn so với nhổ răng.
Trước khi bắt đầu quy trình cấy ghép răng, bạn sẽ cần thực hiện một số điều. Trước hết, tất cả các bệnh nhân nên khám răng toàn diện trước khi phẫu thuật răng miệng. Tại thời điểm này, bạn sẽ được chụp X-quang miệng và hàm, thậm chí có thể là X- quang 3D để nha sĩ có hình ảnh đầy đủ.
Điều quan trọng là bạn phải chia sẻ với nha sĩ về bất kỳ vấn đề sức khỏe nào bạn mắc phải cũng như bất kỳ loại thuốc nào bạn hiện đang sử dụng. Điều này nên bao gồm tất cả các loại thuốc không kê đơn và chất bổ sung mà bạn sử dụng thường xuyên. Một số yếu tố phức tạp mà nha sĩ của bạn cần được biết có thể là tình trạng tim mạch, huyết áp, bệnh tiểu đường hoặc cấy ghép chỉnh hình. Trong những trường hợp như vậy, bạn có thể cần dùng thuốc kháng sinh trước khi phẫu thuật để ngăn ngừa nhiễm trùng có thể xảy ra hoặc phải điều trị các bệnh toàn thân về trạng thái ổn định trước khi cấy ghép implant.
Về quy trình, một trụ cấy ghép có thể được thực hiện trong vòng chưa đầy 20 phút. Nha sĩ sẽ rạch một đường nhẹ trên nướu vùng xương hàm mất răng của bạn, đồng thời đưa một trụ titan vào. Ngoài ra, một số bệnh nhân sẽ được yêu cầu ghép xương để đảm bảo có đủ diện tích xương để đặt implant và sau đó vết mổ sẽ được khâu lại. Quá trình này có thể mất thêm vài tháng.
Cuối cùng, sau khi implant đã lành hoàn toàn, và tích hợp tốt với xương hàm, chỉ khi đó nha sĩ mới có thể gắn răng mới hoặc phục hình răng trên các implant này.
Bạn nên mong đợi điều gì sau khi phẫu thuật xong?
Sau phẫu thuật, bạn sẽ cảm thấy khó chịu một chút. Điều này có thể bao gồm sưng nhẹ lợi và má, bầm tím quanh hàm nhẹ, đau nhẹ tại vị trí cấy ghép và chảy máu nhẹ. Tất cả những điều này đều bình thường và thông thường bạn sẽ cần thuốc giảm đau không kê đơn để giảm bớt sự khó chịu. Đôi khi nha sĩ cũng có thể kê đơn một đợt thuốc kháng sinh hoặc thuốc giảm đau. Bạn cần sử dụng các loại thuốc này một cách cẩn thận theo các hướng dẫn cụ thể. Nếu bạn nhận thấy tình trạng sưng tấy hoặc khó chịu không giảm bớt trong vài ngày, hoặc thậm chí còn trở nên tệ hơn, bạn nên liên hệ với nha sĩ của mình và có lẽ cần phải lên lịch hẹn tái khám.
Mặc dù hầu hết các quy trình cấy ghép đều thành công, đôi khi sẽ có một biến chứng dẫn đến việc cấy ghép không gắn chặt vào xương hàm của bạn. Một số thói quen cần tránh sau khi cấy ghép implant vì chúng tác động xấu đến cấy ghép bao gồm hút thuốc, nhai nước đá hoặc các chất cứng khác, nghiến răng khi ngủ và những thứ tương tự. Bạn cũng có thể giúp đảm bảo sự thành công của việc cấy ghép bằng cách thực hành vệ sinh răng miệng đúng cách, bao gồm đánh răng thường xuyên và dùng chỉ nha khoa, và súc miệng bằng nước súc miệng.
Tham khảo: Trồng răng implant giá bao nhiêu
Thời gian làm việc
- Thứ 2 - thứ 6: 08:00 - 19:00
- Thứ 7: 08:00 - 18:00
- Chủ nhật nghỉ
Hỗ trợ khách hàng
- Hotline 1: (+84) 908 321 455
- Hotline 2: (+84) 931 857 885
- Mobile: (+84) 8 3925 8778
- Phone: (+84)2 838 258 778
- info@dentalrose.net
- rosedentalclinicvn@gmail.com