Hàm răng giả tháo lắp là gì?
Hiện nay, bạn có rất nhiều phương pháp để lựa chọn cho việc thay thế chiếc răng bị mất đi. Trong số đó, hàm giả tháo lắp được không ít người bệnh tin dùng bởi tính an toàn, hiệu quả cao và chi phí phù hợp với hầu hết mọi người.
Mục lục
Hàm giả tháo lắp là gì?
Theo các chuyên gia hàng đầu về nha khoa, hàm giả tháo lắp được đánh giá là giải pháp phục hình tối ưu, có khả năng thay thế cho nhiều răng bị mất cùng lúc, thậm chí là cả hàm. Người cao tuổi thường ưa thích phương pháp thay thế này, vì nó dễ dàng tháo ra hoặc lắp vào, thuận lợi cho họ vệ sinh hàm giả.
Hàm giả tháo lắp đem lại lợi ích gì?
Hầu hết trường hợp, người bị mất răng lựa chọn phương pháp thay thế này chủ yếu là do:
- Chi phí hợp lý: so với những loại phục hình răng khác như trồng răng sứ, implant hoặc hàm giả cố định, chi phí thực hiện phương pháp này thấp hơn nhiều lần.
- Chất liệu an toàn: hàm giả có thể tháo lắp thường được làm bằng sứ, titan hoặc nhựa nha khoa. Tất cả đều là vật liệu cứng và đã được công nhận về tính an toàn đối với cơ thể, đặc biệt không gây kích ứng ở nướu hoặc bất kỳ tác dụng phụ nguy hiểm nào đối với cơ thể.
- Thẩm mỹ và sức khỏe: không chỉ duy trì vẻ đẹp của người bệnh nhờ vào vẻ ngoài rất giống răng thật, hàm răng giả còn góp phần cải thiện khả năng nghiền thức ăn. Nhờ vậy, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi ăn uống, từ đó tạo cơ hội cho cơ thể hấp thụ nhiều dưỡng chất hơn.
- Vệ sinh: đúng như tên gọi, loại răng giả này có thể tháo ra và lắp vào dễ dàng. Do đó, sau khi sử dụng xong, bạn có thể tháo hàm răng giả ra để vệ sinh cũng như lấy các vụn thức ăn còn bám lại. Như vậy, vấn đề chăm sóc răng miệng không còn là điều đáng lo ngại.
- Thời gian chuẩn bị: thời gian chế tạo hàm giả phù hợp với nhu cầu của một người tương đối ngắn. Bạn sẽ không phải chờ lâu để sở hữu một hàm răng giả thay thế cho những chiếc răng đã mất.
Các loại hàm răng giả tháo lắp
Một số loại hàm răng giả tháo lắp thường được sử dụng bạn có thể tham khảo như:
1. Răng giả một phần
Răng giả một phần thường được thực hiện khi các răng tự nhiên xung quanh răng giả không đủ mạnh để hỗ trợ cấu trúc răng như cầu răng. Bạn cũng có thể cần dùng răng giả khi mất nhiều răng (từ 2 răng trở lên).
Nha sĩ sẽ gắn răng giả vừa vặn với phần đường nướu và các răng khỏe mạnh xung quanh, giúp răng cố định đúng vị trí. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dễ dàng tháo răng giả trước khi đi ngủ hoặc để vệ sinh.
2. Răng giả toàn phần
Răng giả toàn phần được sử dụng nếu bạn mất hết răng, có thể do chấn thương, nhiễm trùng, viêm nha chu hoặc tình trạng y tế khác. Những chiếc răng giả sẽ được gắn vào một lớp nền giống như đường nướu thật, do đó người khác không thể nhận thấy sự khác biệt. Nha sĩ sẽ sử dụng chất kết dính để giữa răng giả đúng vị trí.
3. Răng giả tháo lắp
Răng giả tháo lắp là một dạng răng giả truyền thống. Khi sử dụng hàm giả tháo lắp loại này, bạn dễ dàng vệ sinh nó sạch sẽ hơn. Tuy nhiên, răng giả tháo lắp có thể trượt ra khỏi vị trí dễ dàng, vì vậy các nha sĩ khuyên bạn nên tránh các loại thực phẩm đặc biệt dai, dính hoặc cứng. Chất kết dính răng giả có thể giúp giữ răng giả đúng vị trí, nhưng những chất kết dính này có thể khó sử dụng.
Bạn cần thay răng giả tháo lắp mới sau 5 năm sử dụng. Giá các loại răng tháo lắp phụ thuộc vào vật liệu được sử dụng, số lượng răng và các yếu tố khác.
4. Răng giả tháo lắp nhựa dẻo
Răng giả tháo lắp nhựa dẻo là một lựa chọn thay thế cho răng giả truyền thống. Các răng giả này được làm bằng những vật liệu dẻo nhưng cực kỳ bền, do đó bạn có thể thoải mái hơn khi đeo. Răng giả tháo lắp nhựa dẻo cũng có trọng lượng nhẹ hơn và ít vướng víu hơn trong miệng. Bạn có thể dùng loại răng giả này trong khoảng 5-8 năm.
Những phương pháp thay thế cho hàm giả tháo lắp
Tuy nhiên, tương tự những thủ thuật nha khoa khác, hàm giả tháo lắp cũng có một số nhược điểm riêng, chẳng hạn như:
- Gây khó chịu cho người dùng: trong thời gian đầu, sự hiện diện của vật thể bằng sứ, nhựa hoặc kim loại trong miệng có thể khiến bạn cảm thấy vướng víu, khó chịu.
- Sức nhai suy giảm: tuy răng giả có thể cải thiện khả năng nhai của người bệnh so với lúc bị mất răng nhưng thực tế, sức nhai của răng giả vẫn không bằng răng thật.
- Độ bền không cao: thông thường, bạn sẽ cần thay hàm tháo lắp mới sau một năm sử dụng. Thời gian này có thể ngắn hơn nếu bạn không vệ sinh hàm đúng cách như bác sĩ hướng dẫn.
- Cản trở phát âm: đôi khi, sự xuất hiện của hàm răng giả còn có nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng phát âm của người dùng.
Bên cạnh hàm giả tháo lắp, cấy ghép implant và cầu răng sứ cũng có tác dụng thay thế những chiếc răng đã mất. Ngoài những ưu điểm chung như bề ngoài và hình dáng rất giống răng thật, cả hai biện pháp này còn có thể khắc phục các nhược điểm mà hàm giả mắc phải như sức nhai tương tự răng thật, độ bền cao…
Tuy nhiên, chi phí dành cho một liệu trình phục hình răng theo hai hướng điều trị trên tương đối đắt đỏ, có thể lên đến hàng chục triệu cho một chiếc răng giả.
Những ai nên sử dụng hàm giả tháo lắp?
Nhìn chung, với đặc tính tháo - lắp dễ dàng cùng chi phí thấp, người rơi vào tình trạng mất nhiều răng cùng lúc hoặc người cao tuổi nên lựa chọn cách phục hình răng này. Ngoài ra, người gặp khó khăn về mặt kinh tế cũng nên cân nhắc giải pháp này trước những cách phục hình răng khác như cầu răng sứ hay trồng răng implant.
Mặt khác, nhằm nâng cao cũng như duy trì hiệu quả của phương pháp này, bạn nên tìm đến những trung tâm, cơ sở nha khoa uy tín để làm hàm giả. Việc sở hữu bộ hàm răng giả chất lượng và phù hợp có thể giúp bạn sớm tìm lại niềm vui cuộc sống.
Cách chăm sóc răng khi dùng hàm giả tháo lắp
Bạn nên tiếp tục tái khám và chăm sóc răng định kỳ tại phòng nha để được kiểm tra và điều chỉnh răng hợp lý. Nếu có bất kỳ vấn đề nào như kích thích hoặc đau nhức, tốt nhất bạn hãy đến bác sĩ khám ngay.
Khi mang răng giả tháo lắp, bạn vẫn phải thực hiện chế độ vệ sinh răng miệng tốt. Chải nướu răng, lưỡi và vòm miệng mỗi buổi sáng trước khi lắp hàm răng giả vào để kích thích lưu thông mạch máu trong các mô và giúp loại bỏ mảng bám.
Giống như răng thật, bạn cũng nên chải hàm giả tháo lắp hàng ngày để loại bỏ thức ăn và mảng bám. Nên nhớ rửa sạch hàm răng giả trước khi đánh răng để loại bỏ bất kỳ thực phẩm hoặc các mảnh vụn thức ăn.
Bạn nên sử dụng một bàn chải lông mềm cùng với chất tẩy rửa nhẹ nhàng đánh tất cả các bề mặt của răng giả để răng không bị trầy xước.
Khi đánh răng, hãy súc miệng kỹ lưỡng bao gồm cả nướu răng, môi, má, vòm miệng và lưỡi để loại bỏ tất cả các mảng bám. Điều này có thể giúp làm giảm nguy cơ kích thích răng miệng và hơi thở có mùi. Khi không đeo hàm giả tháo lắp, đặt răng vào ly nước và ở nơi an toàn để giữ cho chúng không bị cong vênh.
Đôi khi, răng giả có thể được sử dụng với keo dính, ví dụ như: các loại kem, bột hoặc dung dịch. Nếu bạn sử dụng một trong các sản phẩm này, hãy đọc các hướng dẫn và sử dụng theo chỉ dẫn. Nha sĩ có thể khuyến cáo cho bạn các chất tẩy rửa và chất keo dính thích hợp. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến của nha sĩ trước khi sử dụng.
Nếu có bất kỳ câu hỏi nào về dịch vụ hàm giả tháo lắp, bạn hãy liên hệ với bác sĩ của Nha Khoa Hoa Hồng Phương Đông (Nha Khoa Hoa Hồng cũ) để được tư vấn thêm.
Xem thêm: Lưu ý khi dùng hàm giả tháo lắp
Nguồn tham khảo
Thời gian làm việc
- Thứ 2 - thứ 6: 08:00 - 19:00
- Thứ 7: 08:00 - 18:00
- Chủ nhật nghỉ
Hỗ trợ khách hàng
- Hotline 1: (+84) 908 321 455
- Hotline 2: (+84) 931 857 885
- Mobile: (+84) 8 3925 8778
- Phone: (+84)2 838 258 778
- info@dentalrose.net
- rosedentalclinicvn@gmail.com