Mẹ bầu có nên nhổ răng khi mang thai không?
Nhiều mẹ bầu lo sợ việc nhổ răng khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Tuy nhiên, quá trình này lại an toàn cho cả bạn lẫn con yêu.
Đau răng khi mang thai là tình trạng nha khoa mà không mẹ bầu nào muốn gặp phải. Thêm vào đó, cảm giác đau nhức khó chịu sẽ làm bạn cảm thấy không hề thoải mái, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Vì thế, tìm đến phòng khám nha khoa để nhổ răng cũng như thực hiện các biện pháp làm sạch răng là điều nên làm.
Mặt khác, vẫn có những mẹ bầu ngần ngại trong việc thăm khám nha sĩ. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc có nên nhổ răng khi mang thai không cũng như những mẹo nhỏ chăm sóc răng dành cho mẹ bầu.
Vì sao mẹ bầu dễ mắc bệnh răng miệng khi mang thai?
Khi em bé phát triển trong bụng mẹ, nồng độ hormone của bạn tăng lên, điều này có thể dẫn đến đau răng và các triệu chứng liên quan đến răng miệng khác, chẳng hạn như:
- Mảng bám tích tụ: Do có sự thay đổi ở nội tiết tố mà phụ nữ mang thai dễ gặp hiện tượng mảng bám tích tụ. Nếu không được điều trị, mảng bám có thể cứng lại thành cao răng và làm tăng nguy cơ sâu răng.
- Yếu răng: Mẹ bầu trong ba tháng đầu của thai kỳ thường dễ bị nôn mửa, từ đó khiến axit từ dạ dày bám vào răng, khiến men răng bị mòn, yếu và dễ dẫn đến sâu răng nếu không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng
- Bệnh nha chu: Do thay đổi nội tiết tố mà hầu hết mẹ bầu dễ bị viêm nướu khi mang thai, khiến nướu bị đau và dễ bị tổn thương hơn khi gặp vấn đề nghiêm trọng.
Ngoài ra, nếu bạn vệ sinh răng miệng thiếu kỹ lưỡng thì sẽ tạo cơ hội cho sâu răng phát triển.
Nhổ răng khi mang thai có an toàn không?
Nhổ răng khi mang thai là biện pháp nha khoa an toàn đối với mẹ bầu lẫn em bé. Ngoài ra, bạn hãy tìm đến những phòng khám với đầy đủ trang thiết bị hiện đại cũng như có bác sĩ trình độ chuyên môn cao để quá trình nhổ răng diễn ra nhanh chóng, hạn chế ít đau đớn nhất.
Thời điểm thích hợp để nhổ răng khi mang thai
Khi nói đến việc nhổ răng khi mang thai, thời gian là yếu tố rất quan trọng. Các chuyên gia khuyến cáo nên thực hiện nhổ răng trong ba tháng giữa thai kỳ và hoãn mọi phương pháp điều trị nha khoa không cần thiết.
Tất nhiên, nếu nha sĩ đánh giá trường hợp răng sâu của mẹ bầu cần được loại bỏ càng sớm càng tốt nhằm tránh nguy cơ bị nhiễm trùng thì quá trình nhổ răng vẫn sẽ được tiến hành dẫu cho bạn đang ở giai đoạn nào của thai kỳ.
Biện pháp giúp giảm đau sau khi nhổ răng
Để giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn sau khi nhổ răng, bên cạnh dùng thuốc do nha sĩ chỉ định, bạn có thể thử áp dụng thêm những cách sau:
- Kê cao gối một chút khi ngủ
- Nghỉ ngơi thật nhiều, tránh vận động mạnh
- Ăn các món lỏng và mềm như cháo hoặc súp
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh lên khu vực bị khó chịu
- Không dùng ống hút để tránh tác động lực mạnh lên răng hoặc nướu.
Ngoài ra, mẹ bầu nên vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng có thể xuất hiện.
Hướng dẫn chăm sóc răng miệng trong thai kỳ
Một số mẹo nhỏ để chăm sóc răng miệng khi mang thai dành cho mẹ bầu gồm:
- Chải hoặc cạo lưỡi hàng ngày để giúp loại bỏ vi khuẩn
- Chải răng ít nhất hai lần một ngày để loại bỏ mảng bám
- Hạn chế đánh răng ngay sau khi ăn hoặc uống trà, cà phê mà hãy đợi khoảng 10 phút để tránh ảnh hưởng đến men răng
- Sử dụng tăm nước hoặc chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ các mảnh vụn thức ăn từ kẽ răng mà bàn chải đánh răng không thể chạm tới
- Sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn. Nước súc miệng kháng khuẩn có thể giúp ngăn ngừa viêm nướu.
- Chọn lựa thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho răng chẳng hạn như sữa chua, phô mai, trà xanh
- Thăm khám nha sĩ định kỳ. Đây là cách tốt nhất để đảm bảo rằng mẹ bầu không gặp vấn đề gì về răng.
Xem thêm: Cách xây dựng thói quen đánh răng tốt
Nguồn tham khảo
Thời gian làm việc
- Thứ 2 - thứ 6: 08:00 - 19:00
- Thứ 7: 08:00 - 18:00
- Chủ nhật nghỉ
Hỗ trợ khách hàng
- Hotline 1: (+84) 908 321 455
- Hotline 2: (+84) 931 857 885
- Mobile: (+84) 8 3925 8778
- Phone: (+84)2 838 258 778
- info@dentalrose.net
- rosedentalclinicvn@gmail.com