Cao răng là gì? 7 hướng dẫn ngăn ngừa cao răng để có nụ cười trắng sáng
Hơi thở có mùi khiến bạn mất tự tin? Ngăn ngừa cao răng không chỉ giúp bạn có được hơi thở thơm tho mà còn giảm thiểu tối đa nguy cơ sâu răng đấy!
Cao răng là gì?
Cao răng (hay còn gọi là vôi răng) đây là tình trạng mảng bám cứng, không màu, chứa nhiều vi khuẩn, bám chặt trên răng trong thời gian dài.
Cao răng bám quanh răng, len lỏi dưới các đường viền nưới, lợi và miếng trám hoặc các công cụ nha khoa khác như cầu răng, mắc cài răng,...
Cao răng có hại như thế nào?
Cao răng khiến bạn khó làm sạch hoàn toàn mảnh vụn thức ăn sót trong kẽ răng. Về lâu dài, chúng gây tổn thương men răng, dẫn đến tình trạng sâu răng và các bệnh về nướu như viêm nướu.
Bạn cần làm gì để ngăn ngừa cao răng, vôi răng?
1. Chải răng hàng ngày:
- Bạn nên chải răng trong khoảng thời gian 30 phút sau khi ăn. Vì trong khoảng thời gian 30 phút, tính axit trong miệng bạn cao hơn bình thường, răng bạn rất yếu, nếu đánh răng sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn làm hại răng và gây mòn men răng.
- Đánh răng nhẹ nhàng, chải theo chiều dọc hoặc có thể theo hướng xoay tròn.
- Hãy chải răng 2 đến 3 lần mỗi ngày, mỗi lần chải ít nhất 2 phút. Nghe nhạc khi đánh răng hoặc đặt đồng hồ đếm ngược sẽ giúp bạn kiểm soát thời gian đánh răng đúng quy định.
2. Hướng dẫn sử dụng bàn chải lông mềm và bàn chải điện:
- Bàn chải với lông mềm mảnh có thể len lỏi vào trong các kẽ răng và loại bỏ mảng bám. Hãy chải sạch tất cả các bề mặt khó chải như hai bên và đằng sau răng, cả hàm trên và hàm dưới.
- Các nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng bàn chải điện hằng ngày có tác dụng loại bỏ mảng bám tốt hơn so với các loại bàn chải thông thường. Bạn nên chọn các sản phẩm có dán nhãn phê duyệt bởi Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, để đảm bảo chất lượng và an toàn.
3. Sử dụng kem đánh răng chứa Fluoride:
Fluoride trong kem đánh răng sẽ giúp bạn sửa chữa các tổn thương ở men răng. Ngoài ra, bạn nên chọn mua loại sản phẩm chứa thêm chất triclosan, có tác dụng chống lại vi khuẩn sống trên mảng bám.
4. Sử dụng chỉ nha khoa hằng ngày:
Đây chính là cách duy nhất để bạn có thể loại bỏ mảng bám tích tụ ở kẽ răng và giúp ngăn ngừa cao răng không hình thành ở những nơi này.
5. Dùng nước súc miệng mỗi ngày:
Bên cạnh việc chải răng và dùng chỉ nha khoa, bạn cần tạo thói quen súc miệng mỗi ngày để giữ gìn vệ sinh răng miệng. Hãy tìm mua loại nước súc miệng sát khuẩn để giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây mảng bám.
6. Có chế độ ăn uống phù hợp:
Vi khuẩn sống trong khoang miệng thường hấp thu các thực phẩm chứa đường và tinh bột để sống. Khi vi khuẩn tiếp xúc với những thực phẩm này sẽ giải phóng các axit gây hại. Vì thế, để ngăn ngừa sự hình thành cao răng, hãy xây dựng chế độ ăn lành mạnh và giới hạn lượng đường tiêu thụ hằng ngày. Hãy uống nhiều nước trong và sau bữa ăn để loại bỏ đường bám trên răng.
7. Không hút thuốc lá:
Các nghiên cứu khoa học cho thấy những người hút thuốc lá hoặc sử dụng các sản phẩm thuốc lá có xu hướng hình thành cao răng cao hơn so với người không hút thuốc lá.
Nếu bạn nhận thấy cao răng tích tụ, bạn nên đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ nha khoa loại bỏ cao răng bằng phương pháp cạo vôi răng. Ngoài ra, hãy đi khám răng định kỳ 6 tháng mỗi năm để nha sĩ khám và làm sạch răng thường xuyên nhé.
Có thể bạn quan tâm:
Vì sao cao răng có màu đen? Nguyên nhân và cách điều trị
Cạo vôi răng có đau không? Có gây hại men răng không?
Cao răng màu đen: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị