166 Đồng Văn Cống, P.Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp.HCM (Gần chung cư The Vista Verdes)

Răng bị đen là tình trạng khá phổ biến, thế nhưng ít ai biết rằng nguyên nhân gây ra thường khá là đơn giản, thậm chí đó có thể là do những hành động quen thuộc hằng ngày của bạn. Nguyên nhân khiến răng bị đen thường rất nhiều, đa phần thường là do những thói quen không tốt hoặc đôi khi là do các bệnh về răng miệng. Hãy xem tiếp những chia sẻ dưới đây để biết thêm một vài nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách khắc phục phù hợp nhé.

Nguyên nhân khiến răng bị đen

Màu sắc của răng phụ thuộc nhiều vào lượng canxi ở lớp ngoài của răng (hay còn được gọi là men răng). Theo thời gian, mảng bám sẽ tích tụ ở lớp men răng khiến răng chuyển sang màu vàng hoặc xám.Tuy nhiên, nếu răng chuyển sang màu đen, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

Hầu hết chúng ta đều biết việc thường xuyên sử dụng các loại đồ uống như cà phê, nước ngọt… có thể khiến răng bị đen, xỉn màu, gây mất thẩm mỹ. Ngoài ra thì còn có rất nhiều nguyên nhân khác được các chuyên gia phân thành 2 nhóm:

1. Nguyên nhân từ bên ngoài

  • Uống nhiều rượu: Rượu khi kết hợp với một số loại thức ăn sẽ gây ra phản ứng và khiến cho răng ngày càng bị xỉn màu.
  • Uống thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh, thuốc hóa trị, xạ trị có thể là nguyên nhân khiến răng bạn bị chuyển màu.
  • Răng bị chấn thương, gãy vỡ: Tình trạng này làm cho một số dây thần kinh nuôi răng bị chết và khiến răng dần chuyển sang màu đen. 

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như:

  • Hút thuốc lá nhiều
  • Sử dụng nước súc miệng, kem đánh răng kém chất lượng, làm hư men răng
  • Thường xuyên ăn hoặc uống những loại đồ ăn, thức uống có màu tối như trà, cà phê, nước ngọt chứa nhiều phẩm màu… 
  • Trám răng có chứa hỗn hợp bạc sulfide, có thể làm cho răng bị đen.
  • Mảng bám tích tụ

2. Nguyên nhân từ bên trong

Tình trạng răng bị đen có thể là do bị hư hại từ bên trong và thủ phạm phổ biến nhất thường là sâu răng. Màu sắc của răng không thể chuyển đổi nhanh chóng từ trắng sang đen mà sẽ trải qua một quá trình tương đối dài. Bạn sẽ nhận thấy răng có một vài dấu hiệu trước khi bắt đầu chuyển dần sang màu đen. Đầu tiên, bạn sẽ thấy trên răng xuất hiện một chấm nâu hoặc xám, sau đó sẽ dần chuyển sang màu đen. Hoặc cũng có trường hợp ban đầu trên răng xuất hiện những chấm nhỏ màu đen ở vị trí gần đường viền với nướu.

răng bị đen do sâu răng

Nếu cao răng là nguyên nhân khiến răng bị đen, bạn sẽ thấy các vết đen xuất hiện nhiều ở mặt ngoài răng hàm hoặc mặt trong răng cửa. Nếu không sớm cạo vôi răng, cao răng sẽ tiếp tục tích tụ và khiến men răng bị ăn mòn, gây tổn hại cho răng.

Làm thế nào để điều trị răng bị đen? 

khắc phục răng bị đen

Tình trạng răng bị đen không thể điều trị dứt điểm chỉ bằng cách sử dụng các bộ dụng cụ làm trắng tại nhà hoặc các biện pháp tự nhiên. Chính vì vậy, tốt nhất bạn nên đi khám nha khoa để xác định chính xác nguyên nhân và có phương pháp điều trị phù hợp.

Nếu nguyên nhân răng bị đen là do cao răng, nha sĩ sẽ làm trắng bằng cách loại bỏ cao răng. Còn nếu nguyên nhân là do sâu răng, nha sĩ sẽ phải loại bỏ phần răng bị sâu của bạn. Nếu sâu răng đã “ăn” đến lớp răng thứ hai, sau khi loại bỏ vùng răng sâu, bạn sẽ được đề nghị bọc răng sứ. Còn nếu răng bị hư hại quá nặng, nha sĩ sẽ phải nhổ đi chiếc răng hỏng đó.

Nếu răng bị đen, xỉn màu do thức ăn, đồ uống hoặc các thói quen không tốt, bạn có thể thực hiện phương pháp tẩy trắng răng để khiến hàm răng trắng sáng trở lại. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rõ về phương pháp này và chọn những địa chỉ nha khoa uy tín để thực hiện.

Bởi hiện nay, dịch vụ tẩy trắng răng đang được thực hiện tràn lan tại nhiều cơ sở không đầy đủ trang thiết bị, bác sĩ không tư vấn rõ ràng. Bạn cũng không nên tự ý mua thuốc tẩy trắng răng tại nhà bởi điều này có thể làm bỏng nướu răng và gây viêm tủy.

Xem thêm: Tẩy trắng răng có hại không?

Phòng ngừa răng bị đen như thế nào?

Để phòng ngừa răng bị đen, Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) khuyến cáo bạn nên:

  • Tránh ăn thức ăn chứa nhiều đường
  • Thực hiện việc khám răng định kỳ 6 tháng/lần
  • Đánh răng hai lần một ngày với kem đánh răng có fluor 
  • Làm sạch răng hoặc dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng ít nhất một lần một ngày.

dùng chỉ nha khoa

Ngoài việc chú ý vệ sinh răng miệng, bạn cũng nên tránh dùng:

  • Cà phê
  • Các loại nước ngọt có chứa phẩm màu
  • Trà đen
  • Rượu vang đỏ
  • Thuốc lá

Nếu bạn thấy răng mình đang chuyển dần sang màu đen hoặc trên răng xuất hiện các chấm nhỏ có màu bất thường, tốt nhất bạn nên đến các cơ sở nha khoa uy tín để nha sĩ tìm ra hướng điều trị phù hợp. Sau khi điều trị, hãy nhớ chăm sóc thật cẩn thận để tránh phải rơi vào tình huống này một lần nữa nhé. 

Xem thêm: Chi phí tẩy trắng răng tại Nha khoa Hoa Hồng Phương Đông

Nguồn tham khảo

What to do about brown spots on your teeth.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321480