Những điều bạn cần biết về lấy tủy răng
Mục lục
Lấy tủy răng là gì?
Bên trong răng, dưới lớp men răng và ngà răng có một mô mềm được gọi là tủy răng. Mô này chứa các mạch máu, dây thần kinh và mô liên kết, giúp chân răng phát triển đầy đủ. Cấu tạo của một chiếc răng bao gồm mão răng ở trên và chân răng ở dưới nướu. Phần chân răng giúp giữ răng gắn kết cố định trong xương hàm.
Tủy răng giúp cung cấp các chất nuôi dưỡng răng và cung cấp độ ẩm cho răng, nướu. Các dây thần kinh ở trong tủy răng giúp cảm nhận nhiệt độ nóng, lạnh cũng như cảm giác đau.Một chiếc răng trưởng thành có thể tiếp tục tồn tại mà không cần đến tủy răng, nó sẽ được các mô xung quanh nuôi dưỡng.
Dịch vụ chữa tủy răng là quá trình loại bỏ tủy răng đã bị nhiễm trùng hoặc viêm ở bên trong thân và chân răng. Sau khi làm sạch, buồng tủy được khử trùng, định hình và hàn kín lại bằng vật liệu độn trong nha khoa, có tên là gutta percha. Phần thân răng mà nha sĩ khoan mở ra để tiếp cận tủy sẽ được trám lại, phòng ngừa tái phát nhiễm trùng trong tương lai.
Lợi ích khi điều trị tủy răng
- Tăng hiệu quả khi nhai
- Giúp lực cắn trở lại bình thường
- Giữ lại được răng tự nhiên
- Bảo vệ răng khác khỏi những áp lực quá mức
Nguyên nhân gây hư tủy răng
Theo các chuyên gia, nhiễm trùng tủy là nguyên nhân chủ yếu gây hư tủy răng. Tình trạng này thường phát sinh từ một số vấn đề dưới đây, bao gồm:
- Răng sâu vào tủy mà không được điều trị kịp thời
- Thực hiện nhiều thủ thuật nha khoa trên một răng
- Có vết nứt trên răng
- Chấn thương răng miệng (tai nạn, ngã, đánh nhau…; tủy vẫn có thể bị tổn thương khi chấn thương không làm nứt răng)
Triệu chứng phổ biến khi tủy bị tổn thương là đau răng, cảm giác sưng và nóng trong nướu. Khi đi khám, nha sĩ sẽ kiểm tra răng đau và yêu cầu chụp X-quang để chẩn đoán chính xác hơn.
Nếu bạn bỏ qua những triệu chứng ban đầu khi viêm tủy răng, bạn sẽ thấy những cơn đau biến mất dần theo thời gian. Đó không phải là do nhiễm trùng đã tự khỏi mà chúng phá hủy các dây thần kinh trong tủy răng để bạn không còn cảm thấy đau.
Khi nào cần điều trị tủy răng?
Bạn cần phải điều trị lấy tủy răng khi phần mô mềm bên trong răng bị tổn thương hay nhiễm trùng nặng. Mão răng (phần nhìn thấy được, nằm ở trên nướu) có thể vẫn còn nguyên vẹn ngay cả khi tủy đã chết. Loại bỏ phần tủy tổn thương là cách tốt nhất để bảo vệ răng.
Những triệu chứng nặng hơn cho thấy nhiễm trùng đã lan rộng:
- Nướu xung quanh răng nhiễm trùng sưng lên
- Sưng vùng mặt có răng bị hư hại
- Mủ chảy ra từ răng hoặc nướu
- Răng bị đổi màu
Vì vậy, bạn cần đến Nha khoa Hoa Hồng Phương Đông (Nha khoa Hoa Hồng cũ) ngay khi có biểu hiện đau răng để ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng, từ đó phòng ngừa nhiều biến chứng nguy hiểm hơn. Hãy nhớ rằng nhiễm trùng răng sẽ không thể tự lành, bạn càng do dự điều trị lâu thì tỷ lệ thành công càng giảm xuống.
Quy trình lấy tủy răng
Nha sĩ thực hiện lấy tủy răng thường thực hiện 4 bước chính để “cứu chữa” một chiếc răng đã bị nhiễm trùng, bao gồm:
-
Chuẩn bị: bác sĩ sẽ gây tê cục bộ và đặt tấm bảo vệ miệng với mục đích:
- Bảo vệ răng khỏi tiếp xúc với vi khuẩn có trong nước bọt
- Giúp bạn nuốt nước bọt bình thường trong khi lấy tủy
- Tránh để dị vật do nha sĩ bất cẩn để rơi vào miệng bạn
- Mở đường vào tủy răng: nha sĩ khoan một lỗ trên đỉnh răng nhằm tiếp cận vào buồng tủy và chân răng.
- Làm sạch và khử trùng: nha sĩ loại bỏ tình trạng nhiễm trùng bằng nước sạch với dung dịch kháng khuẩn nhiều lần, đảm bảo ống tủy vô trùng hoàn toàn.
- Hàn kín buồng tủy và trám răng: để tránh tình trạng tái nhiễm trùng, các chuyên gia sẽ hàn kín các ống tủy đã được làm sạch, đồng thời lấp đầy khoảng trống còn lại trên thân răng bằng phương pháp trám.
Bạn có thể mất 2–3 lần ghé tới phòng khám nha khoa để hoàn tất mọi thủ tục liên quan đến lấy tủy răng, tùy thuộc vào tình trạng răng và mức độ phức tạp của hệ thống chân răng cần điều trị.
Lấy tủy răng có nguy hiểm không?
Quy trình lấy tủy răng thường diễn ra rất an toàn mà không hề nguy hiểm đến sức khỏe răng miệng hay cơ thể. Tuy nhiên, rủi ro vẫn có thể xảy ra với một số trường hợp hy hữu, hãy lưu ý các biến chứng sau khi điều trị tủy:
- Nướu có dấu hiệu sưng kèm theo đau nhức.
- Nướu xuất hiện mụn mủ màu trắng có mùi hôi.
Khi gặp phải những dấu hiệu trên, có khả năng là nha sĩ có tay nghề kém nên để sót lại tủy trong răng, sinh ra ổ mủ. Nếu ổ mủ không được điều trị sớm, có thể gây ra viêm xương ổ răng và ảnh hướng lớn đến các răng bên cạnh.
Cách tốt nhất để đảm bảo an toàn khi điều trị tủy là chọn lựa một phòng khám nha khoa uy tín với trang thiết bị hiện đại và đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm.
Quy trình lấy tủy răng có đau không?
Trong quá trình điều trị, vùng răng lấy tủy sẽ được gây tê cục bộ nên bạn sẽ không cảm thấy bất kỳ sự khó chịu hay đau đớn nào.
Sau khi lấy tủy, bạn sẽ không còn cảm thấy đau do nhiễm trùng tủy gây ra. Bác sĩ sẽ kê các loại thuốc giảm đau, ê buốt và chống viêm để vết thương mau chóng hồi phục.
Điều trị tủy răng mất bao lâu?
Quá trình lấy tủy răng nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố bên ngoài như:
- Vị trí của chiếc răng cần lấy tủy
- Sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe cơ thể của bệnh nhân
- Trang thiết bị của phòng khám và tay nghề bác sĩ
Do đây là một phương pháp gồm nhiều giai đoạn và đòi hỏi tính chuyên môn cao nên bạn có thể mất 2-4 ngày để hoàn tất mọi thủ tục liên quan đến lấy tủy răng, tùy thuộc vào tình trạng răng và mức độ phức tạp của hệ thống chân răng cần điều trị.
Chẩn đoán bằng X-quang sẽ giúp nha sĩ đánh giá được mức độ nhiễm trùng để điều trị. Tuy nhiên, cho đến khi nha sĩ tiếp cận trực tiếp chân răng bị tổn thương, họ mới xác định chắc chắn quá trình điều trị phức tạp đến mức nào.
Mỗi răng có bao nhiêu ống tủy và chân răng?
Mỗi răng thường có từ 1–3 chân răng, một số răng có thể có 4 chân. Nói chung, răng càng lớn và áp lực cắn phải chịu càng lớn thì càng cần có nhiều chân răng để giúp cố định tại chỗ. Bảng dưới đây cho thấy số lượng chân răng và ống tủy thường thấy ở các răng:
Răng | Số chân răng | Số chân răng |
Răng cửa trên | 1 | 1 |
Răng nanh hàm trên | 1 | 1 |
Răng cối thứ nhất | 2 | 2 |
Răng cối thứ hai | 1 hoặc 2 | 1 hoặc 2 |
Răng hàm trên | 3 | 3,4 hoặc hơn |
Răng cửa dưới | 1 | 1 hoặc 2 |
Răng nanh hàm dưới | 1 | 1 |
Răng tiền cối hàm dưới | 1 | 1 hoặc 2 |
Răng hàm dưới | 2 | 3,4 hoặc hơn |
Lưu ý, những răng hàm trong cùng, hay còn gọi là răng khôn, thường được nhổ bỏ vì nhiều lý do, nhất là khi răng khôn mọc lệch. Mỗi chân răng đều riêng biệt với nhau và có thể có một hoặc nhiều ống tủy, nha sĩ sẽ mất vài giờ để loại bỏ hoàn toàn tủy cũng như làm sạch rồi hàn kín lại.
Điều quan trọng nhất là mỗi ống tủy đều cần được làm sạch hoàn toàn. Nếu còn sót bất kỳ dấu vết nhiễm trùng nào hoặc các lỗ hổng không trám kín, các biến chứng có nhiều khả năng xảy ra hơn.
Xem thêm: Tìm hiểu về quy trình lấy tủy răng
Điều trị lấy tủy răng có hiệu quả bao lâu?
Điều trị nội nha là một thủ thuật nha khoa khá phổ biến với tỷ lệ thành công tương đối cao. Khoảng 85% ca điều trị lấy tủy mang lại kết quả ổn định sau 8–10 năm nếu duy trì vệ sinh răng miệng tốt.
- Bỏ thuốc lá sẽ giúp kéo dài hiệu quả của các thủ thuật nha khoa nói chung.
- Răng có khả năng bị sậm màu theo thời gian. Hãy tìm đến các dịch vụ tẩy trắng răng để có một hàm răng trắng sáng, đều màu.
Xem thêm: Chữa tủy răng giá bao nhiêu?
Nguồn tham khảo
Thời gian làm việc
- Thứ 2 - thứ 6: 08:00 - 19:00
- Thứ 7: 08:00 - 18:00
- Chủ nhật nghỉ
Hỗ trợ khách hàng
- Hotline 1: (+84) 908 321 455
- Hotline 2: (+84) 931 857 885
- Mobile: (+84) 8 3925 8778
- Phone: (+84)2 838 258 778
- info@dentalrose.net
- rosedentalclinicvn@gmail.com