Tác hại của nghiến răng khi ngủ và cách khắc phục
Nghiến răng khi ngủ là một chứng rối loạn vận động trong giấc ngủ khiến hai hàm răng nghiến chặt tạo áp lực lên răng và phát ra âm thanh ken két khi ngủ. Chứng này có thể gây ảnh hưởng xấu tới men răng, đau răng, hàm và mặt hay trầm trọng hơn là rối loạn thái dương hàm, đau khớp hàm và cơ hàm mãn tính.
Nguyên nhân gây nghiến răng khi ngủ
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc chứng nghiến răng khi ngủ gồm:
- Stress: Tình trạng quá lo lắng và stress, tức giận hoặc thất vọng có thể dẫn tới nghiến răng.
- Tuổi tác: Chứng nghiến răng khi ngủ thường gặp ở trẻ nhỏ, nhưng thường biến mất khi trưởng thành.
- Tính cách: Những người có tính cách mạnh mẽ, cạnh tranh hoặc dễ bị kích động thường có nguy cơ mắc chứng nghiến răng cao hơn.
- Thuốc và các chất kích thích: Một số loại thuốc điều trị tâm thần như thuốc chống trầm cảm có thể gây tác dụng phụ dẫn tới chứng nghiến răng khi ngủ. Thuốc lá, các loại đồ uống chứa caffeine, rượu và các chất kích thích khác có thể làm tăng nguy cơ bị nghiến răng khi ngủ.
- Di truyền: Những người có thành viên trong gia đình mắc chứng nghiến răng khi ngủ có nguy cơ cao bị chứng này.
- Các hội chứng rối loạn khác: Nghiến răng có liên quan đến một số hội chứng rối loạn tâm thần, ví dụ như bệnh Parkinson, chứng mất trí, trào ngược dạ dày thực quản, động kinh, khủng hoảng ban đêm, hội chứng rối loạn giấc ngủ như ngưng thở khi ngủ và tăng động/thiếu tập trung.
Điều trị chứng nghiến răng khi ngủ
Mời bạn đọc qua infographic sau để biết những tác hại của việc nghiến răng khi ngủ, qua đó tìm được biện pháp điều trị thích hợp.
Nghiến răng khi ngủ đôi khi có thể tự khỏi nhưng trong một số trường hợp bạn cần tới sự giúp đỡ của nha sĩ và bác sĩ tâm lý. Chỉ cần để ý tình trạng răng miệng là bạn có thể kịp thời xử lý tình trạng này trước khi gặp các biến chứng nguy hiểm hơn nhé.