Những lưu ý khi sử dụng hàm giả tháo lắp
Hàm giả tháo lắp là giải pháp nha khoa thẩm mỹ để giải quyết nhiều vấn đề khác nhau như sâu răng, thiếu răng, rụng răng, gãy răng vì tai nạn… Nha khoa Hoa Hồng Phương Đông sẽ hướng dẫn bạn những lưu ý cần biết khi sử dụng dịch vụ này.
Bạn biết gì về hàm giả tháo lắp?
Hàm giả là răng và nướu nhân tạo được gắn vào miệng để thay thế răng bị hư hoặc mất. Hàm giả có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ hàm răng thật. Khi sử dụng dịch vụ hàm giả tháo lắp, các nha sĩ sẽ thiết kế nó phù hợp với cơ địa miệng của bạn, giúp bạn tự tin mỗi khi cười.
Trước đây, hàm giả được làm bằng sứ hoặc nhựa. Tuy hàm giả hiện nay thường được làm bằng nhựa cứng. Các vật liệu được sử dụng để làm răng giả sẽ dễ vỡ hơn răng tự nhiên và có thể dễ dàng sứt mẻ hoặc nứt nếu bị rơi hoặc không được chăm sóc. Các vật liệu này cũng nhanh mòn hơn, nên bạn cần phải thay răng giả khác mỗi 5 năm.
Lưu ý khi dùng hàm giả tháo lắp
Một số lưu ý cho bạn về việc sử dụng hàm giả tháo lắp gồm:
Vệ sinh răng giả ít nhất 2 lần mỗi ngày
Cho dù là răng giả, bạn vẫn phải vệ sinh sạch sẽ như bạn vẫn làm với răng thật. Nếu bạn hình thành thói quen vệ sinh răng giả ít nhất 2 lần mỗi ngày, bạn sẽ có ít nguy cơ hơn bị nhiễm trùng răng miệng và viêm nướu.
Vệ sinh răng giả đúng cách cũng rất quan trọng. Đầu tiên, bạn dùng kem đánh răng dành cho răng giả để làm sạch và loại bỏ bất cứ mảng bám hoặc thức ăn còn đọng lại trên răng. Sau đó, bạn ngâm răng vào thuốc vệ sinh răng giả. Ở bước này, bạn không nên sử dụng nước nóng vì có thể làm cong răng giả. Cuối cùng, bạn vớt răng ra và vệ sinh một lần nữa.
Nhẹ nhàng đánh răng giả để tránh tạo ra vết lõm, nhưng vẫn đủ kỹ lưỡng để loại bỏ thức ăn còn bám trên răng.
Lựa chọn các sản phẩm chăm sóc răng giả phù hợp
Tùy vào loại răng giả, bạn cần sử dụng các thuốc làm sạch răng phù hợp. Đối với các hàm răng giả có phần nền mềm, bạn cần các các thuốc vệ sinh răng không chứa các chất làm hư phần nền này. Thông thường, những người có răng và nướu nhạy cảm sẽ dùng răng giả có nền mềm. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc lựa chọn loại thuốc vệ sinh răng phù hợp, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ngoài ra, bạn không nên sử dụng bất kì sản phẩm làm trắng nào, cũng như nước súc miệng cho răng giả. Những sản phẩm này sẽ làm cho răng giả suy yếu, dễ bị hư hơn và trông không giống răng thật.
Thay đổi lối sống có thể giúp phòng ngừa răng giả bám vết bẩn
Sau khi sử dụng hàm giả tháo lắp, để đảm bảo răng giả không bị bám nhiều vết bẩn, bạn không nên uống quá nhiều các loại đồ uống có caffein (như cà phê, trà…). Nếu bạn thấy răng giả đổi màu nhiều, hãy đến gặp nha sĩ để được điều trị.
Ngoài ra, trước khi đi ngủ, bạn hãy tháo răng giả để tránh tình trạng viêm nướu và nhiễm trùng nấm men. Sau đó, bạn hãy ngâm răng giả vào thuốc vệ sinh răng phù hợp để răng không bị cong hoặc nứt.
Thường xuyên kiểm tra răng miệng
Sau khi sử dụng hàm giả tháo lắp, bạn vẫn nên duy trì thói quen đến nha sĩ để kiểm tra răng miệng. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem răng giả có bị tổn thương hay có vấn đề nào không để kịp thời xử lý. Việc thăm khám nha sĩ thường xuyên còn giúp bạn phòng ngừa và điều trị các bệnh răng miệng đúng lúc.
Nhược điểm khi sử dụng hàm giả tháo lắp
Một số điểm trừ của loại hình thẩm mỹ này gồm:
- Tăng tuyến nước bọt trong khoảng thời gian đầu đeo hàm răng giả tháo lắp là hiện tượng hoàn toàn bình thường. Nước bọt sẽ giảm dần khi miệng đã thích ứng với răng mới. Cảm thấy buồn nôn cũng là một tình trạng thường gặp.
- Ăn thực phẩm mềm và lỏng để tập làm quen với hàm giả. Tương tự, đeo hàm giả khi nói cũng gặp nhiều khó khăn, hãy cố gắng tập phát âm để dần thích ứng với sự thay đổi.
- Kích ứng hay lở loét là những triệu chứng phổ biến và thường hết sau một khoảng thời gian. Để giảm thiểu tình trạng này, hãy súc miệng bằng nước muối và duy trì vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Dùng tay che miệng khi ngáp, hắt hơi hoặc ho để tránh rơi hàm giả ra ngoài.
- Dễ biến dạng trong môi trường nhiệt độ cao, do đó không nên dùng thức ăn quá nóng.
- Lực nhai cắn không được như răng thật, nên kết hợp với implant để khôi phục lực nhai như cũ.
- Tuổi thọ của hàm giả tháo lắp không cao, chỉ khoảng 3-5 năm.
Một số dấu hiệu cho thấy răng giả của bạn cần được điều chỉnh hoặc sửa chữa như:
- Vết nứt trên răng giả
- Khó nhai sau thời gian điều chỉnh (có thể mất khoảng một tuần)
- Răng giả tháo lắp có thể bị trượt hoặc rơi ra thường xuyên hơn, điều này là bình thường sau vài năm nhưng cần phải được điều chỉnh lại
- Loét điểm tủy từ vị trí gắn răng giả
- Mùi hôi từ răng giả
Nên trồng hàm giả tháo lắp hay cố định?
Trồng răng Implant là phương pháp làm răng giả cố định có tỷ lệ thành công cao và hiệu quả lâu dài nhất hiện nay. Nếu bạn rơi vào trường hợp mất răng toàn hàm, tùy theo chất lượng xương hàm và tình trạng tổng quát, nha sĩ sẽ chỉ định phương pháp trồng hàm giả tháo lắp hay cố định.
Bên cạnh sử dụng các chất liệu an toàn với cơ thể, đảm bảo độ thẩm mỹ gần như răng thật, trồng răng Implant còn sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật sau so với trồng hàm giả tháo lắp:
- Không hạn chế khả năng nhai, giúp bạn có thể tự tin thưởng thức các món ăn từ cứng đến mềm theo ý thích
- Thoải mái trong quá trình sử dụng, vệ sinh dễ dàng do răng giả implant hoàn toàn cố định, không lỏng như hàm giả tháo lắp
- Giúp khắc phục nhiều hệ quả do mất răng gây ra như gương mặt bị lão hóa, mất chức năng ăn nhai, khó phát âm chính xác,…
- Độ bền của răng giả cố định implant rất cao, lên đến 20 năm.
Giữa trồng hàm giả tháo lắp và răng giả cố định implant đều có những ưu nhược điểm riêng. Để có thể lựa chọn cho bản thân loại hình nha khoa thẩm mỹ phù hợp nhất, bạn hãy tìm hiểu kỹ thông tin cũng như tham khảo ý kiến nha sĩ nhé.
Nguồn tham khảo
Thời gian làm việc
- Thứ 2 - thứ 6: 08:00 - 19:00
- Thứ 7: 08:00 - 18:00
- Chủ nhật nghỉ
Hỗ trợ khách hàng
- Hotline 1: (+84) 908 321 455
- Hotline 2: (+84) 931 857 885
- Mobile: (+84) 8 3925 8778
- Phone: (+84)2 838 258 778
- info@dentalrose.net
- rosedentalclinicvn@gmail.com