166 Đồng Văn Cống, P.Thạnh Mỹ Lợi, Quận 2, Tp.HCM (Gần chung cư The Vista Verdes)

Cao răng bị đen có thể là dấu hiệu của tình trạng sâu răng tiềm ẩn hoặc sâu răng cần được giải quyết càng sớm càng tốt. Việc tiêu thụ một số loại thực phẩm và đồ uống có thể để lại vết ố màu trên nền men tự nhiên của răng khiến răng chuyển màu. 

Khái niệm cao răng

Cao răng (vôi răng) hình thành từ các mảng bám nhưng có kết cấu khác với mảng bám và không hề dễ dàng để loại bỏ. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), mảng bám là hỗn hợp gồm nước bọt, vi khuẩn, thực phẩm, axit do vi khuẩn sản xuất từ đường và tinh bột.

cao răng là gì

Mảng bám thường dính chặt vào răng nhưng thói quen đánh răng thường xuyên và xỉa răng cũng phần nào giúp vệ sinh bề mặt răng. Nếu mảng bám không được loại bỏ, chúng sẽ cứng lại và hình thành nên cao răng.  Cả mảng bám và cao răng đều gây kích ứng nướu, gây viêm, bệnh nướu răng. Cách duy nhất để loại bỏ cao răng là cạo vôi răng.

Nguyên nhân cao răng bị đen

Cao răng màu đen thường là do một trong hai nguyên nhân chính sau: 

Nguyên nhân bên ngoài

Khi yếu tố bên ngoài có những tác động tiêu cực thì cao răng cũng theo đó mà đổi màu, chẳng hạn như: 

  • Hút thuốc

hút thuốc lá làm cao răng đen

  • Mảng bám hình thành
  • Men răng bị tổn thương
  • Làm mão răngtrám răng bằng bạc sunfua
  • Thường xuyên tiêu thụ thức uống và thực phẩm tối màu, chẳng hạn như cà phê, trà, sô cô la
  • Uống thuốc kháng sinh hoặc bổ sung sắt dưới dạng lỏng. 

Nguyên nhân bên trong

Răng có thể xuất hiện màu đen khi bị hư hại từ bên trong. Thủ phạm phổ biến nhất của răng đen trong những trường hợp này là sâu răng. Ví dụ, nhiễm trùng tủy hoặc răng chết có thể biến răng thành màu đen. Các tổn thương bắt đầu từ bên trong và dần di chuyển đến bề mặt răng. Cao răng bị đen trước tiên có thể xuất hiện dưới dạng đốm nhỏ sau đó bao phủ toàn bộ bề mặt răng nếu không được điều trị. 

Dấu hiệu cao răng bị đen

Khi một chiếc răng nhanh chóng chuyển từ màu trắng sang đen thì đây không phải là hiện tượng bình thường. Trong một số trường hợp, một đốm nhỏ màu nâu hoặc xám có thể xuất hiện rồi mới dần chuyển sang màu đen theo thời gian. Các vị trí phổ biến mà cao răng bị đen thường xuất hiện là ở mặt trong hoặc mặt nhai của răng hàm. Những lỗ nhỏ li ti có thể hình thành tại khu vực men răng bị phá hủy. 

dấu hiệu cao răng bị đen

Điều trị cao răng bị đen

Bạn không thể tự khắc phục cao răng bị đen tại nhà mà không cần đến sự can thiệp chuyên môn từ phía nha sĩ. Tại Nha khoa Hoa Hồng Phương Đông, bạn sẽ được kiểm tra răng miệng, xác định nguyên nhân cơ bản và tìm hiểu biện pháp điều trị.

Nếu cao răng bị đen  

Nha sĩ sẽ cố gắng loại bỏ cao răng bằng các công cụ nha khoa và thiết bị sóng cao tần đặc biệt để khiến cao răng vỡ ra, từ đó dễ dàng để làm sạch hơn. 

Nếu bạn bị sâu răng 

Trong trường hợp sâu răng, cao răng bị đen không thể được cải thiện nếu chỉ thông qua việc làm sạch đơn giản. Do đó, nha sĩ sẽ tiến hành điều trị sâu răng

điều trị cao răng bị đen

Trường hợp không thể trị sâu răng

Đôi lúc, nếu tình trạng sâu răng đã khá nặng, bạn sẽ cần phải điều trị tủy và dùng biện pháp bọc răng sứ hoặc nhổ răng rồi trồng răng mới để khôi phục lại vẻ thẩm mỹ cho nụ cười của bạn.

Biện pháp ngăn ngừa cao răng bị đen

Dẫu cho bạn có đang trong quá trình điều trị cao răng bị ố màu hay không thì việc tìm hiểu biện pháp phòng ngừa để ngăn chặn tình trạng xảy ra hoặc diễn biến nghiêm trọng hơn là điều cần thiết.

ngừa cao răng bị đen

Một số thói quen tốt để giữ gìn sức khỏe răng miệng gồm:

  • Đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần
  • Không hút thuốc lá
  • Hạn chế thức ăn, đồ uống sẫm màu như sô cô la, cà phê, nước ngọt, trà đen...
  • Dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng ít nhất 1 lần mỗi ngày. 
  • Chải răng đúng cách 2 lần mỗi ngày với kem đánh răng chứa flour
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh như ăn nhiều rau quả, trái cây, uống đủ nước.

Xem thêm: 10 cách chăm sóc răng miệng hiệu quả

Nguồn tham khảo

What is Tartar? 6 Tips to Control Buildup .
https://www.webmd.com/oral-health/guide/tartar-dental-calculus-overview#1
What causes teeth to turn black? .
https://www.medicalnewstoday.com/articles/321777.php